Những đứa trẻ ở cấp 3 trông thì giống như người lớn và thỉnh thoảng rất thích bắt chước người lớn. Nhưng đằng sau đó chúng rất cần những lời khuyên, sự hướng dẫn và trấn an. Học sinh trung học cũng rất hài hước, hóm hỉnh và tôi thực sự thích được dạy chúng.

Tôi rất thích dạy cho những học sinh lớn. Khi chồng tôi chuyển sang dạy bậc trung học, anh ấy hơi lo lắng. Để giúp anh ấy khỏi lo lắng, tôi đã khuyên rằng: học sinh trung học thực sự chỉ là “những đứa trẻ trú ngụ trong một thân xác to lớn”. Hơn một tháng sau khi vào trường, anh đã thấy những điều tôi nólà đúng. Những đứa trẻ ở cấp 3 trông thì giống như người lớn và thỉnh thoảng rất thích bắt chước người lớn. Nhưng đằng sau đó chúng rất cần những lời khuyên, sự hướng dẫn và trấn an. Học sinh trung học cũng rất hài hước, hóm hỉnh và tôi thực sự thích được dạy chúng.

Việc giảng dạy ở trường trung học là công việc khá tuyệt vời, nhưng đa số những gì tôi nghe được từ đồng nghiệp đều là “tôi chưa từng cảm thấy như vậy”, hoặc “học sinh trung học là những đứa trẻ đang thừa hormone”. Nhưng sự thật là, học sinh THPT gần như không có quá nhiều biến đổi sinh lý như ở trung học cơ sở và giáo viên cũng không phải chuẩn bị cho 5 môn học trong một ngày như ở trường tiểu học (mặc dù giáo viên giáo dục đặc biệt phải chuẩn bị rất nhiều). Tôi đã phỏng vấn số giáo viên ở trường phổ thông xem điều gì họ cảm thấy thích nhất trong việc dạy THPT, và dưới đây là những câu trả lời. Nếu bạn đang là một giáo viên trung học phổ thông và băn khoăn liệu rằng có nên thay đổi nghề nghiệp có đáng không. Thì đây là 7 lý do tại sao câu trả lời là không!

1. Học sinh tự lập hơn

Cô Michelle rất yêu thích công việc dạy học sinh THPT. Cô biết rằng, ở lứa tuổi này, mong muốn của học sinh là trở nên tự lập hơn. Là giáo viên, chúng ta nên có trách nhiệm hiểu về điều đó. Học sinh luôn mong muốn được “giữ thể diện” và được tự do. Nhưng chúng ta cũng cần nhận ra những trường hợp cần phải có sự can thiệp.

2. Cuộc nổi loạn bắt đầu chìm dần

Cô Abella lại rất thích sự thay đổi xảy ra với những đứa trẻ khi chúng bắt đầu vào lớp 11: “Tôi thích dạy cho những học sinh ở độ tuổi vị thành niên, đặc biệt là những học sinh trong hai năm cuối cấp. Có nhiều chuyện thường xảy ra vào lớp 11. Có một biến đổi lớn khi những đứa trẻ bắt đầu nhận ra chúng đang dần trưởng thành. Sự nổi loạn trong những năm qua dần biến mất, và chúng thực sự muốn bạn giúp đỡ và cho lời khuyên. Bạn có cơ hội để hướng dẫn học sinh khi chúng đưa ra những quyết định lớn lao trong cuộc đời. Ví dụ như lựa chọn trường đại học và những đam mê mà chúng sẽ theo đuổi. Chúng nói với bạn mọi ước mơ và kế hoạch. Bạn cũng biết rằng chúng thực sự đang tìm lời khuyên và trấn an từ ai đó mà chúng tin tưởng. Điều đó làm tăng các mối quan hệ mà bạn đóng vai trò là cố vấn thay vì chỉ giảng dạy”.

Ngày tôi yêu thích trong năm học luôn là ngày tốt nghiệp. Tôi cảm thấy rất hãnh diện khi nghĩ về sự trưởng thành của học sinh trong vài năm ngắn ngủi. Tôi không thể cầm được nước mắt để biết rằng mình đã đóng vai trò nhỏ trong việc định hình những đứa trẻ to xác này, làm cho điều đó hoàn toàn xứng đáng”.

3. Chúng là những người lớn dễ bảo

Cô Patrick, giáo viên từ OC Beach thì thích những học sinh trung học vì cô có thể có những cuộc trò chuyện theo kiểu người lớn nhưng suy nghĩ vẫn còn rất bồng bột và tự nhiên.

Tôi thích dạy những đứa trẻ ở trường trung học. Trong lớp tiếng anh của tôi, chúng tôi thường thảo luận về những vấn đề quan trọng trong thực tế. Chẳng hạn, khi tôi dạy về bài thơ “Đặt tên cho mình” của Barbara Kingsolver, chúng tôi thảo luận lý do tại sao phụ nữ truyền thống thường lấy tên chồng của họ khi họ kết hôn. Điều này dẫn đến những câu hỏi như liệu đàn ông có thể lấy tên của vợ tương lai của họ. Học sinh ở độ tuổi này đủ tinh tế để trò chuyện thú vị như người lớn nhưng không quá cứng nhắc hoặc chán ngán như người lớn.

4. Chúng đang bắt đầu nghiêm túc

Cô Pinder từ “Weatherly” cho rằng, đến năm lớp 11, học sinh của cô bắt đầu có suy nghĩ nghiêm túc về tương lai: Khi đến “những năm cuối cấp” trong trường thường mang đến cảm giác cấp bách cho học sinh. Tôi thích tận dụng điều này và thúc đẩy những học sinh giỏi toán chăm chỉ hơn. Và thật tuyệt vời khi học sinh đã cố gắng và nỗ lực hơn. Học sinh biết rằng chúng không còn là trẻ con và đã đến lúc phải thật nghiêm túc về chuyện học hành, vì bước tiếp theo là đi làm hoặc học đại học. Tôi thích sự phấn khích khi chúng tôi nói về các khái niệm môn toán liên quan đến các chương trình toán trên đại học hay trong cuộc sống”.

5. Chúng vẫn cần giúp đỡ

Cô Becca cho biết học sinh của cô muốn thành người lớn nhưng chúng vẫn cần nhiều chỉ dẫn khi đi xin việc, điền vào hồ sơ dự thi đại học và lần đầu bỏ phiếu bầu cử. Một trong những lý do tôi thích dạy học sinh phổ thông là vì chúng ở độ tuổi vừa như người lớn, lại giống trẻ con. Chúng cố gắng hành động như người trưởng thành nhưng một khi nói về việc điền hồ sơ dự thi hoặc xin việc, chúng lại thực sự cần giáo viên để trợ giúp. Tôi cũng thích làm việc với học sinh khi chúng ở độ tuổi lần đầu tiên được bỏ phiếu. Có rất nhiều điều chúng tôi nói trong lớp học (như biến đổi khí hậu, quyền sở hữu và sự bình đẳng của xã hội…) là những chủ đề nóng trong các cuộc bầu cử công khai. Tôi thích cảm giác nhìn thấy học sinh cố gắng nắm được thông tin để đưa ra quyết định đúng đắn trong phòng bỏ phiếu.

6. Những khoảnh khắc “Ồ, bây giờ thì em đã hiểu”

Không gì có thể tuyệt vời hơn khi học sinh lớp 11 cuối cùng cũng hiểu được ý nghĩa của việc học môn môn học hay một nội dung nào đó. Có những điều học sinh được học từ những cấp học dưới, nhưng lúc đó học sinh chưa có đủ trình độ, khả năng tư duy để hiểu được cặn kẽ, gốc rễ của vấn đề. Và khi đến bậc học THPT, chúng đột nhiên “ngộ” ra được chân lý của cuộc đời. Tôi thích nhìn khuôn mặt chúng sáng rực đầy vẻ kiêu hãnh và tự hào.

7. Chúng hiểu được sự hài hước và những bông đùa của tôi

Với tất cả những áp lực học tập diễn ra ở bậc trung học, sự hài hước và bông đùa là cách để giảm bớt căng thẳng với những trò đùa vui. Bông đùa với học sinh cấp ba là một cách để chúng biết bạn đang dõi theo, rằng bạn muốn bạn quan tâm đến chúng như mọi người. Những trò đùa cũng giống kỷ luật nhưng theo cách thân thiện với học sinh hơn. Rốt cuộc, chúng vẫn chỉ là trẻ con. Dưới đây là một vài ví dụ:

Nghiêm túc: Em cần làm bài tập về nhà nhiều hơn

Đùa: ồ, em chắc hẳn lại vô tình viết bằng thứ mực vô hình nào đó vì tôi chẳng nhìn thấy gì trên giấy cả.

Nghiêm túc: Điều quan trọng hơn là em nên đi học đúng giờ chứ không phải đổ lỗi cho cà-phê.

Bông đùa: Wow, chắc sáng nay phải xếp hàng dài để mua bánh, nên em mới đến muộn với cốc cà phê đó.

Như tôi đã nói ở trên, học sinh trung học luôn muốn “giữ thể diện”, đây là kinh nghiệm sâu sắc từ thầy hiệu trưởng cũ của tôi. Học sinh cấp ba không bao giờ muốn bị mất mặt trước các bạn. Ngay khi chúng vi phạm, chúng ước có cái lỗ nào để chui xuống được. Vì vậy việc bông đùa sẽ giúp chúng ta nắm được điểm yếu khi cho phép học sinh bảo vè danh dự của mình.

Shana MCKay

Theo Táo Giáo Dục

“Bài viết này được viết bởi Shana MCKay – một cô giáo dạy toán đặc biệt ở một trường công tại Massachusetts từ năm 2004. Việc dạy toán cho những đứa trẻ sợ toán là đam mê của cô, và mỗi một bài học hay hoạt động của cô ấy đều được thiết kế đặc biệt để giúp học sinh nỗ lực tin vào chính bản thân mình”.

Nguồn: http://etep.moet.gov.vn/tintuc/chitiet?Id=927&fbclid=IwAR2XO4uXQ9pOcF6IM4mKB5CriXnzFdpBVS6FlBWBVfxFHuNTIpSJtFDlsjE