Lược trích từ bài giảng của giảng viên ĐH Melbourne (Australia), tại Khóa tập huấn 200 báo cáo viên nguồn do Bộ GD – ĐT và WB (World Bank – Ngân hàng Thế giới) tổ chức. 

1. Tất cả học sinh đều có thể học: Tất cả các học sinh đều sẽ tiến bộ nếu các em được dạy theo cách thích hợp, với mức độ thích hợp.

2. Sự phát triển của học sinh là quan trọng nhất: Cách tiếp cận phát triển xác định mức độ mà mỗi học sinh viên đang hoạt động, tập trung vào những gì mà các em có thể học, hơn là những gì các em không biết.

3. Kỹ năng, không phải điểm số: Những bằng chứng xác định kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh cho phép giáo viên biết những gì các em hiểu, có thể làm và sẵn sàng học hỏi.

4. Bằng chứng, không suy luận: Giáo viên cần xác định bằng chứng rõ ràng về việc học của học sinh để làm cơ sở cho những đánh giá về sự phát triển của các em.

5. Không chỉ đánh giá qua bài kiểm tra: Giáo viên còn có thể tìm được những bằng chứng về sự tiến bộ của học sinh dưới nhiều hình thức, trong các đánh giá chính thức và trong các hoạt động học tập.

6. Hoạt động, nói, làm, viết: Bằng chứng học tập có thể được quan sát trực tiếp, đo lường và ghi lại trong những gì học sinh hoạt động, nói, làm hoặc viết.

7. Dạy học kiến tạo: Dạy học nên được tập trung vào sự phát triển của học sinh, chứ không đơn thuần là kết quả bài kiểm tra.

8. Mục tiêu giảng dạy: Học sinh học tốt nhất ở mức độ mà công việc không quá dễ cũng không quá khó.

9. Tập trung vào học sinh: Giáo viên nên tập trung vào việc xác định những gì học sinh đã biết và những gì các em sẵn sàng để học hỏi.

10. Văn hóa thi đua: Trong các nhóm giảng dạy hợp tác hiệu quả, năng lực của giáo viên sẽ được liên tục cải thiện khi họ thi đua với đồng nghiệp.

Nguồn: FB Đổi mới Giáo dục