I. Thông tin Tuyển sinh
- Mã ngành: 7140204
- Khối xét tuyển:
– C00: Ngữ văn + Lịch sử + Địa lý
– C20: Ngữ văn + GDCD + Địa lý
– D66: Ngữ văn + Tiếng Anh + GDCD
– C19: Ngữ văn + GDCD + Lịch sử
- Chỉ tiêu tuyển sinh: 70
- Đơn vị đào tạo: Khoa Giáo dục Chính trị
Website: https://pol.ued.udn.vn
Email: gdct@ued.udn.vn
Facebook: https://facebook.com/polued/
Điện thoại: 0898.172.669
Các ngành đào tạo của Khoa:
– Giáo dục chính trị;
– Giáo dục công dân;
– Giáo dục thể chất
II. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
– Giảng dạy môn Đạo đức ở bậc tiểu học;
– Giảng dạy môn Giáo dục Công dân ở trường Trung học cơ sở;
– Giảng dạy môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật ở trường Trung học phổ thông;
– Làm công tác nghiên cứu, chuyên viên tại các viện nghiên cứu giáo dục, các cơ sở giáo dục;
– Làm chuyên viên tại các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội thuộc hệ thống chính trị các cấp.
III. Giới thiệu chi tiết về ngành
Đào tạo giáo viên Giáo dục công dân được xem là ngành trọng điểm của Khoa Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng. Đây là ngành đào tạo ra thế hệ giáo viên có kiến thức chuyên môn tốt, có đạo đức nhà giáo chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp tốt, có lập trường chính trị vững vàng, đảm bảo dạy tốt môn Giáo dục công dân ở trung học cơ sở (THCS) và môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật ở trung học phổ thông (THPT); làm công tác nghiên cứu, chuyên viên tại viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục và các cơ quan ban, ngành, các tổ chức đoàn thể thuộc hệ thống chính trị các cấp. Đào tạo giáo viên Giáo dục công dân đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
CHUẨN ĐẦU RA
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo giáo viên ngành Giáo dục công dân, người học có thể:
– CĐR1. Vận dụng được hệ thống tri thức chuyên ngành Giáo dục công dân vào giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trung học cơ sở (THCS), môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở trung học phổ thông (THPT).
– CĐR2. Vận dụng được các kiến thức về lý luận dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học vào quá trình giảng dạy, kiểm tra đánh giá môn Giáo dục Công dân ở THCS, môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật ở THPT.
– CĐR3. Vận dụng được các kiến thức về Tâm lí học, Giáo dục học vào giáo dục đạo đức, lối sống và tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh ở bậc trung học.
– CĐR4. Vận dụng được các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm vào quá trình giảng dạy môn Giáo dục Công dân ở THCS, môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật ở THPT.
– CĐR5. Xây dựng và tổ chức được các hoạt động trải nghiệm, hoạt động xã hội phù hợp với đặc điểm, đối tượng học sinh nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục.
– CĐR6. Biết lập kế hoạch, phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức dạy học và giáo dục học sinh.
– CĐR7. Sử dụng được ngoại ngữ trong dạy học và giáo dục. Ứng dụng được công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Giáo dục Công dân, Giáo dục kinh tế và pháp luật; trong nghiên cứu khoa học, tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và tự học suốt đời.
– CĐR8. Thể hiện lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, chấp hành đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước.
– CĐR9. Phẩm chất đạo đức nhà giáo chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;
– CĐR10. Có năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong cuộc sống, tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
(Thầy Nguyễn Văn Đông – Phó Trưởng Bộ môn phụ trách Ngành GDCD)