Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (tiếng ĐứcDas Manifest der Kommunistischen Partei), còn được gọi ngắn gọn là Tuyên ngôn Cộng sản, được xuất bản lần đầu ngày 21 tháng 2 năm 1848, là một trong các văn kiện chính trị có ảnh hưởng lớn nhất của thế giới. Được viết bởi các nhà lý thuyết cộng sản Friedrich Engels và Karl Marx, đây là tuyên ngôn của Liên đoàn những người cộng sản, tổ chức quốc tế Marxist đầu tiên trên thế giới, vạch ra mục tiêu và chương trình hành động của tổ chức này. Bản tuyên ngôn này kêu gọi hành động cho một cuộc cách mạng vô sản để lật đổ trật tự xã hội tư sản và cuối cùng sẽ mang lại một xã hội cộng sản chủ nghĩa, nơi người lao động có được quyền lợi công bằng.

Nó đã được đưa vào Di sản tư liệu thế giới của UNESCO.[1] Trong khảo sát tổng hợp những cuốn sách, tài liệu mà sinh viên Mỹ bắt buộc phải đọc trong hơn 1 triệu bài giảng năm 2016, “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” đã bỏ xa các cuốn sách phía sau để trở thành tài liệu về lý thuyết xã hội được giáo viên Mỹ giảng dạy rộng rãi nhất, cả về số bài giảng lẫn tần suất được giảng dạy[2]

Nội dung chủ yếu[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyên ngôn gồm Lời mở đầu và bốn chương.

Lời mở đầu nêu lên mục đích, nguyện vọng của những người cộng sản:

Bốn chương của Tuyên ngôn bao gồm:

Chương I: Tư sản và vô sản[sửa | sửa mã nguồn]

Chương này khái quát lại quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người là đấu tranh giai cấp:

Tuyên ngôn cũng nêu lên sự hình thành của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản cùng sự mâu thuẫn, đối kháng giữa hai giai cấp này:

Tuyên ngôn cho rằng, trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản thì thắng lợi cuối cùng sẽ thuộc về giai cấp vô sản:

Chương II: Những người vô sản và những người cộng sản[sửa | sửa mã nguồn]

Chương này nêu lên mối quan hệ giữa giai cấp vô sản và những người cộng sản:

Tuyên ngôn nêu lên mục đích mục đích của những người cộng sản:

Tuyên ngôn nêu ra 10 phương pháp nhằm xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và xây dựng chủ nghĩa cộng sản như sau:

  1. Tước đoạt sở hữu ruộng đất và trao nộp tô vào quỹ chi tiêu của nhà nước.
  2. Áp dụng thuế luỹ tiến cao.
  3. Xoá bỏ quyền thừa kế
  4. Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và của tất cả những kẻ phiến loạn
  5. Tập trung tín dụng vào tay nhà nước thông qua một ngân hàng quốc gia với tư bản của nhà nước và ngân hàng này sẽ nắm độc quyền hoàn toàn.
  6. Tập trung tất cả các phương tiện vận tải vào trong tay nhà nước.
  7. Tăng thêm số công xưởng nhà nước và công cụ sản xuất; khai khẩn đất đai để cấy cầy và cải tạo ruộng đất trong một kế hoạch chung.
  8. Thực hành nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi người, tổ chức các đạo quân công nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp.
  9. Kết hợp nông nghiệp, thi hành những biện pháp nhằm làm mất dần sự khác biệt thành thị và nông thôn.
  10. Giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả các trẻ em. Xoá bỏ việc sử dụng trẻ em làm trong các khu công xưởng như hiện nay. Kết hợp giáo dục với sản xuất vật chất,…

Chương III: Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Chương này phê phán các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa phi vô sản, đi ngược lại quan điểm của Marx và Engels như: chủ nghĩa xã hội phong kiếnchủ nghĩa xã hội tiểu tư sảnchủ nghĩa xã hội Đứcchủ nghĩa xã hội tư sảnchủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa cộng sản không tưởng.

Chương IV: Thái độ của những người cộng sản đối với các đảng đối lập[sửa | sửa mã nguồn]

Chương này nêu lên phương hướng và sách lược của những người cộng sản:

Tuyên ngôn kết thúc bằng lời kêu gọi: